Hướng dẫn cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ đảm bảo an toàn

đóng gói hàng hóa dễ vỡ

Các loại hàng hóa như đĩa thủy tinh, ly, tách, đèn, ảnh hay khung ảnh,… cần phải được đóng gói cẩn thận trước khi vận chuyển. Để bảo đảm hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển bạn nhất định cần biết cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ được chia sẻ ngay dưới đây.

Những lưu ý khi đóng gói hàng hóa dễ vỡ

Hàng hóa dễ vỡ đều chịu lực kém, dễ bị hư hỏng do va đập trong quá trình vận chuyển. Chính vì lẽ đó mà khi đóng gói phải đặc biệt lưu ý những điều sau:

Lựa chọn chất liệu đóng gói phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều chất liệu bọc hàng rất tốt. Để đảm bảo đồ được an toàn đến tay của người nhận thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn giấy chuyên dụng, thùng carton, các loại vật liệu độn, băng keo,…

đóng gói hàng hóa dễ vỡ
Lựa chọn phụ kiện đóng gói hàng dễ vỡ phù hợp

Lưu ý, để thực hiện đúng cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ thì không nên lựa chọn giấy mỏng, vải để đóng gói hàng hóa vì khả năng chịu lực của những vật liệu này rất kém.

Không bỏ qua việc bảo quản hàng hóa

Trước khi đóng gói phải lựa ra món đồ nào cần được bọc bằng túi bóng khí gói hàng hay là có cần chèn thêm giấy chèn lót hàng hay màng xốp hơi không.

Và các món đồ cũng nên được sắp xếp riêng rẽ tránh để không bị va đập gây vỡ. Nhớ phải bọc chắc tay và kỹ.

cách đóng gói đĩa
Bọc cẩn thận hàng hóa dễ vỡ trước khi xếp vào thùng

Dùng băng keo để dán kín hộp lại

Lưu ý cuối cùng trong cách đóng gói hàng dễ vỡ là nên dùng băng keo để dán bên ngoài thùng. Không nên dùng dây thừng, dây vải,… để buộc hàng hóa.

cố định hàng hóa

Lựa chọn địa chỉ cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín

Bên cạnh 3 lưu ý trên thì đây cũng là 1 lưu ý hết sức quan trọng. Hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín và đáng tin cậy để tối ưu chi phí và bảo vệ hàng hóa tốt nhất bạn nhé!

Gợi ý cho bạn một trong những đơn vị đóng gói uy tín nhất hiện nay chính là Vietpack.

Với nhiều năm kinh nghiệm Vietpack đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những loại phụ kiện tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

Quy cách đóng gói hàng dễ vỡ cho từng loại hàng hóa

Cách đóng gói bát đĩa

Đĩa thủy tinh trông rất sang trọng và bắt mắt nhưng lại rất dễ vỡ. Vì vậy, để hạn chế tối đa rủi ro khi đóng gói dĩa, đĩa cần thực hiện những bước sau:

  • Dùng giấy báo bọc hết toàn bộ đĩa rồi dán băng keo lại.
  • Lót giấy chèn đã bóp nhàu có độ mỏng nhất định hoặc xốp bong bóng ở đáy thùng.
  • Xếp dĩa theo chiều dọc. Tuyệt đối không cố nhồi nhét dĩa vào trong thùng quá nhỏ để tránh bị chèn ép gây vỡ trong quá trình di chuyển và vận chuyển.
  • Lót thêm lớp chống sốc cao khoảng 5cm phía trên sau khi đã xếp toàn bộ đĩa vào thùng.

 

Cách đóng gói hàng dễ vỡ là đĩa, dĩa
Cách đóng gói hàng dễ vỡ là đĩa, dĩa

Cách đóng gói hàng dễ vỡ – ly, tách

Để đóng gói hàng hóa dễ vỡ như ly, tách bạn có thể dùng giấy gói hay giấy báo cuốn ly lại rồi đặt giấy nhàu vào giữa ly, giúp giữ khoảng cách an toàn và giảm không gian trống. Hoặc bạn cũng có thể dùng xốp bong bóng cuốn gói lại là xong.

Dùng các bọc bong bóng để bảo vệ hàng hóa
Dùng các bọc bong bóng để bảo vệ hàng dễ vỡ

Dù là cách đóng gói đĩa thủy tinh ở trên hay cách đóng gói hàng dễ vỡ như ly, tách thì bạn cũng phải nhớ đặt giấy chèn ở đáy thùng carton hoặc dùng khăn thì càng tốt.

Bạn nên lựa chọn thùng carton có kích thước trung bình và đặt ly nặng nhất ở dưới cùng, sau đó mới đặt ly nhỏ lên. Trong quá trình sắp xếp nên bỏ xốp hoặc giấy vụn để loại bỏ khoảng trống nhằm tránh va chạm.

Đóng gói tranh ảnh

Với tranh ảnh có kích thước nhỏ thì chỉ cần thực hiện đúng như cách đóng gói đĩa là được. Nhưng nếu kích thước lớn hơn 90cm thì bạn nên dùng khăn hay bọc nhựa, để giữ khoảng cách trống.

Cách đóng gói hàng dễ vỡ như tranh ảnh rất đơn giản, bạn dùng xốp bong bóng hay giấy gói, bọc lại xung quanh toàn bộ khung ảnh, rồi dùng keo dán lại là xong.

cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ
Dán lưu ý đặc biệt trên nắp thùng để nhân viên giao hàng cẩn thận

Cách đóng gói hàng dễ vỡ là bóng đèn

Với đèn thì phức tạp hơn một chút. Trước tiên bạn cần gói đèn bằng bịch ni lông, hay túi bóng khí.

Sau đó lấy khăn, vải hay màng xốp hơi xếp vào toàn bộ hộp hay thùng carton có kích thước lớn hơn đèn. Cuối cùng là đặt đèn nằm phẳng xuống rồi nhét thêm các giấy chèn nhằm giảm khoảng trống.

Một số câu hỏi về quy cách đóng gói hàng hóa

Vật liệu đóng gói tốt nhất cho các mặt hàng dễ vỡ là gì?

  • Băng keo đóng gói rất hữu ích để bảo vệ hộp.
  • Một chiếc hộp có kích thước phù hợp.
  • Bọc bong bóng để bảo vệ vật phẩm.
  • Túi khí để lấp đầy không gian trống còn lại trong hộp.
  • Đóng gói đậu phộng cũng có thể được sử dụng để điền vào bất kỳ khoảng trống.
  • Vỏ xốp cũng có thể hữu ích.

Có thể viết “hàng dễ vỡ” lên một gói hàng?

Sử dụng nhựa xốp hoặc đệm để bảo vệ các mặt hàng của bạn, cũng đặt đệm bên trong các mặt hàng rỗng.

Đánh dấu gói hàng dễ vỡ hoặc đánh dấu hàng dễ hỏng trực tiếp trên các gói hàng có chứa thực phẩm hoặc các mặt hàng khác có thể làm hỏng.

Đóng gói cẩn thận là cách tốt nhất để bảo vệ các vật phẩm có giá trị của bạn chống lại thiệt hại.

Cách tốt nhất để gửi một hàng hóa dễ vỡ là gì?

Hãy bảo vệ hàng của bạn với bọc bong bóng

Nếu mặt hàng bạn đang vận chuyển có lỗ mở hoặc khoảng trống, hãy lấp đầy khoảng trống bằng một số giấy hoặc giấy bọc bong bóng.

Che mặt hàng dễ vỡ của bạn trong một lớp giấy. Sử dụng một ít băng keo Scotch để giữ nó đúng chỗ nếu cần. Thêm một hoặc hai lớp bọc bong bóng, đảm bảo bạn che tất cả các phần.

Hy vọng với những lưu ý trong cách đóng gói hàng dễ vỡ mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên chia sẻ tới bạn bè và người thân của mình nhé. Chúc các bạn gói hàng hóa thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button